Việc sắp đặt nhà vệ sinh ở đâu, bố trí nội thất như thế nào cho đúng phong thuỷ, vừa hợp lý, đẹp lại thuận tiện trong sinh hoạt là điều không phải dễ.
Trong phong thủy có những nguyên tắc vô cùng quan trọng khi bố trí, thiết kế nhà vệ sinh.
Thông thường, phương vị lý tưởng nhất cho phòng vệ sinh chính là phía Đông và phía Đông Nam của ngôi nhà. Vì ngũ hành hai phương vị này thuộc Mộc, còn nhà vệ sinh thuộc Thủy, Thủy có thể sinh Mộc. Ngoài ra, phía Đông và Đông Nam là hai phương vị hướng dương. Điều này rất có lợi cho việc giữ gìn một bầu không khí thông thoáng, khô ráo cho nhà vệ sinh. Nhưng có một điều rằng, bồn cầu xả nước hay tắm giặt thì dòng nước chảy đều hướng xuống. Còn cây mọc hướng lên, vì thế tốt nhất trong nhà vệ sinh nên trồng những loại cây cao để tăng cường năng lượng hành Mộc.
Với những căn hộ chung cư, không thể thay đổi vị trí, có thể cải tạo ở mức tương đối:
Nên chọn sắc màu thuộc hành thủy, tốt nhất là màu trắng hoặc màu lam, vừa thanh nhã, vừa sạch sẽ, vừa đáp ứng yếu tố phong thủy, tốt cho nhà. Tránh dùng những màu sơn tường hay gạch màu đỏ tươi, màu sẫm gây cảm giác nóng bức khó chịu, màu đỏ thuộc hỏa, kỵ thủy không tốt.
Không khí trong phòng tắm, vệ sinh rất ẩm ướt, có thể trang trí bằng những chậu bonsai, cây xanh, vừa có tác dụng trang trí, vừa tăng sinh khí cho gian phòng, xua tan uế khí, cân bằng âm dương.
Trường hợp gộp chung nhà tắm với nhà vệ sinh: Không đặt bồn cầu gần bồn rửa mặt vì sẽ làm cho vi khuẩn tấn công cơ thể, rất không tốt. Để khắc phục, có thể dùng mành hoặc rèm để ngăn cách 2 khu vực này với nhau.
Cửa nhà vệ sinh có thể nằm ở góc khuất nhưng phải có cửa thông gió và nhiều ánh sáng để tránh ẩm thấp.
Ngoài ra cũng cần lưu ý thêm, tuyệt đối không được cải tạo nhà vệ sinh cũ thành phòng ngủ, phòng khách hay nhà bếp, điều này đặc biệt đại kỵ trong phong thủy nhà ở vì sẽ gây ra họa lớn.
Cách bố trí nhà vệ sinh diện tích nhỏ vừa đẹp vừa sang trọng.
Tìm cách bố trí cho nhà vệ sinh với đầy đủ tiện nghi có diện tích nhỏ khiến nhiều người cảm thấy khó khăn và chưa tìm ra được giải pháp thích hợp.
Chúng tôi đưa ra một số ý tưởng có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề trên :
1.Đặt bồn rửa tay ở góc
Nếu không biết cách bố trí phù hợp, bồn rửa tay cũng có thể khiến việc lưu thông trong nhà tắm gặp khó khăn. Bạn có thể đặt bồn ở góc nhà, gần WC thay vì dọc tường như kiểu quen thuộc.
2. Sử dụng rèm để phân chia
Thay vì sử dụng cửa để ngăn khu tắm và khu khô, bạn chỉ cần lắp rèm vải chống nước. Bạn vừa tiết kiệm diện tích vừa giảm được chi phí lắp đặt cửa.
3. Đặt bồn rửa phân cách mặt đất
Phía dưới bồn rửa, bạn có thể đặt tủ đồ, khoảng không còn lại cũng có thể đặt đồ lặt vặt.
4. Sử dụng bồn rửa tròn
Trong diện tích hẹp, những món đồ nhiều góc cạnh có thể khiến việc di chuyển gặp rắc rối. Bạn có thể sử dụng các trang thiết bị dạng tròn.
5. Đặt ngăn để đồ trên bồn cầu
Khu vực này chỉ có thể lắp đặt một giá đơn giản nhưng cũng giúp bạn để vài món đồ cần thiết. Phòng vệ sinh nhỏ nhưng sẽ vẫn gọn gàng, tối giản.
6. Sử dụng họa tiết lớn
Đôi mắt của bạn sẽ có cảm giác khu phụ trở nên rộng hơn với các loại sọc ngang lớn.
7. Không sử dụng cửa cho khu tắm
Nếu bề ngang của WC quá hẹp, bạn chỉ cần sử dụng loại vách kính để phân chia tương đối và đảm bảo nước không bị bắn ra khu khô.
8. Mở rộng khung gương
Thay vì sử dụng gương nhỏ, bạn có thể mua loại gương che kín hết phần tường. Không gian có cảm giác rộng hơn và giúp cho các thành viên khác trong nhà có thể soi gương khi bạn đang đánh răng, rửa mặt.
9.Treo khăn ở trên cửa khu tắm
Khi bức tường đã hết chỗ, bạn hãy lắp đặt một thanh để treo khăn ở cửa khu tắm. Nếu có thể, thanh treo nên gần chỗ cất các loại khăn, đồ dùng nhà tắm.
10. Bồn rửa dài và hẹp
Với nhà tắm có bề ngang nhỏ, bồn rửa dạng hẹp sẽ không cản trở đi lại. Ngoài ra, thiết kế của chúng thanh thoát và thoáng khu phía dưới để bạn có thể bố trí nơi để đồ.
11. Bồn rửa có một ngăn để đồ
Thay vì để trống hoặc lắp một chiếc tủ đồ to, bạn có thể mua hoặc lắp ngăn để khăn dưới bồn rửa. Thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng sẽ giúp căn phòng thoáng hơn.
12. Lắp vòi rửa trực tiếp vào tường
Giải pháp này giúp cho bồn rửa có thể thiết kế hẹp hơn, giải phóng thêm nhiều diện tích cho việc đi lại, hoặc bố trí đồ đạc.